Giới thiệu chung

1. Vị trí địa lý, dân số
Theo lịch sử Đảng bộ xã Tam Thành, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 02/1976, các xã điều chỉnh lại địa giới hành chính và đổi tên xã. Xã Kỳ Bình được mang tên xã Tam Thành, thuộc huyện Tam Kỳ, sau đó là thị xã Tam Kỳ. Năm 2005, thị xã Tam Kỳ chia tách thành hai đơn vị hành chính, xã Tam Thành thuộc huyện Phú Ninh. Hiện nay, xã Tam Thành có 10 thôn: thôn Khánh Mỹ, thôn Tú Hội 2, thôn Tú Hội 3, thôn Phú Thanh, thôn Văn Hà, thôn Trường Thành, thôn Khánh Lộc, thôn Đông Lộc, thôn Vĩnh Ninh, thôn Lộc Yên.
Xã Tam Thành cách huyện Phú Ninh 7 km về phía Bắc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Bình An, Bình Quế (Thăng Bình), phía Tây và Tây Nam giáp xã Tam Phước, Tam Lộc, phía Đông và Đông và Đông Nam giáp xã Tam An.

Capture


Diện tích tự nhiên của Tam Thành hơn 1.642 hecta, trong đó khoảng 25% là đồi núi thấp, còn lại là đồng bằng. Diện tích đất nông nghiệp của xã gần 950 héc ta. Dân số 2.226 hộ với 8.202 nhân khẩu.
2. Đặc trưng văn hóa
Nhân dân xã Tam Thành chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Nhân dân Tam Thành cũng trồng các loại hoa màu và gia vị như: đậu, ngô, các loại khoai sắn, dưa hấu, tiêu, khoai môn, gừng, nén... Đặc biệt, cây tiêu, nén, đậu phộng, gừng, khoai môn Trốn là những sản phẩm đặc trưng của Tam Thành; tiêu, gừng trồng ở đây có vị cay và thơm ngon rất riêng.
Mộc là nghề có truyền thống lâu đời, theo sử liệu cũ, làng mộc Văn Hà có gần 300 năm tuổi. Tương truyền tiền nhân của nghề mộc làng Văn Hà là hai anh em ông Đinh Văn Thọ và Đinh Văn Trường, quê quán ở Nghệ Tĩnh (tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Sau khi vào Văn Hà, người em lên sống ở vùng Phụng Sơn Tây (thuộc xã Bình Quế, Thăng Bình), người anh ở lại Văn Hà làm nghề mộc. Đến đời con ông Đinh Văn Thọ là Đinh Văn Cái thì nghề mộc phát triển, trở thành nghề chính trong gia đình. Về sau, Văn Hà dần dần trở thành một làng mộc nổi tiếng với nhiều nhóm thợ giỏi. Sản phẩm chính của làng mộc là nhà rường, "tuyệt chiêu" của các tay thợ Văn Hà ngày xưa là chạm lộng, sản phẩm rất độc đáo của Văn Hà là bàn xoay ( bàn ma thuật). Bàn tay khéo léo, mềm mại, cá tính của người thợ làng Văn Hà nổi tiếng trong cả tỉnh và ra tận kinh thành Huế, nhiều nghệ nhân được triều đình trọng dụng ra Huế để phục vụ xây dựng, chạm khắc các công trình lăng tẩm, đền đài. Dân gian còn kể lại, trong một cuộc thi tại kinh thành Huế, các tay thợ làng Văn Hà được vua Thành Thái khen ngợi và ban tặng biển vàng, sắc phong cho 27 nghệ nhân. Trên địa bàn tỉnh, hiện nay, dấu ấn của các tay thợ làng Văn Hà vẫn còn lưu lại ở nhiều ngôi nhà cổ tại các huyện Phú Ninh, Tiên Phước, Núi Thành, thành phố Tam Kỳ.
Trên địa bàn xã có một số tôn giáo như : Phật giáo, Cao đài, Thiên chúa giáo và Tin lành, trong đó Thiên Chúa giáo có tín đồ đông nhất. Hòa trong dòng chảy chung của dân tộc, đồng bào có đạo trên địa bàn xã Tam Thành hầu hết đều nhất thức sâu sắc phần đạo, phần dời, chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện phương châm "Tốt đời đẹp đạo", " Sống phúc âm trong lòng dân tộc".
Người dân Tam Thành hầu hết các gia đình có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Bàn thờ được bài trí ở nơi trang trọng nhất, thường là gian chính của ngôi nhà. Những ngày lễ, tết, ngày giỗ của ông bà, tổ tiên con cháu thường tập trung đông đủ, thắp nén nhang để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục, thể hiện lòng kính trọng và sự tiếc thương đối với người đã khuất. Cùng với bàn thờ gia tiên, các tộc họ ở làng quê Tam Thành đều có nhà thợ tộc. Ngoài ra còn có nhà thờ tiền hiền, thờ những người có công khai làng, lập xóm. Nhà thờ tiền hiền cổ nhất còn lại đến ngày nay ở thôn Tú Hội 2, được xây dựng năm Minh Mạng thứ 11.
Nhân dân Tam Thành có truyền thống hiếu học và học giỏi. Từ xa xưa, bao thế hệ người dân Tam Thành đã coi trọng việc học hành để thành đạt. Đến trước năm 1945, trên địa bàn xã có trường học chữ quốc ngữ ở Trường Thành do thầy giáo Võ Chấn phụ trách; từ ngôi trường này có nhiều học sinh học giỏi và trưởng thành như: Lê Tụng, Đinh Trí, Huỳnh Bá Du, Đinh Châu, Lê Cổ, Huỳnh Thị Đáng, Võ Thị Lý, Võ Thị Dung, Đinh Tiến Quãng...Ngày nay, với chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, phát huy truyền thống hiếu học, con em Tam Thành trong độ tuổi đều được đến trường, nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo, tận tình của thầy cô giáo nhiệt tình, tâm huyết. Từ việc học hành, nhiều con em đã trưởng thành, có học hàm, học vị được tín nhiệm giữ những vai trò, trong trách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp và các nhà trường, công ty, doanh nghiệp; đang ngày đêm ra sức học tập, công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày hôm nay.
Nhân dân Tam Thành có truyền thống hiếu khách, họ đón tiếp những người bạn phương xa đến quê hương với niềm phấn khởi hân hoan, sự tự nhiên chân tình. Do vậy, mỗi người khách đến với Tam Thành đều có những ấn tượng tốt đẹp về quê hương và con người nơi đây. Hình ảnh về quê hương và con người Tam Thành đã được thể hiện sinh động qua bài hát " Tam Thành quê tôi" do nhạc sỹ Huỳnh Văn Bích sang tác.
3. Thành tựu kinh tế - xã hội
Về kinh tế:
Tổng diện tích sản xuất: 1019,36 ha; Sản lượng: 5.874,23 tấn, đạt 100,37% chỉ tiêu NQ HĐND.
Diện tích sản xuất cây lúa 962,36 ha, năng suất b/q 57,78 tạ/ ha, sản lượng 5.560,73 tấn. Diện tích sản xuất lúa giống: 229,14 ha; Diện tích sản xuất cây ngô 57 ha, năng suất b/q 55 tạ/ha, sản lượng 313,5 tấn. Cây trồng khác: Cây Dưa hấu: 1369,24 ha,đạt 113,5% chỉ tiêu giao.Cây công nghiệp (sắn, lạc, mè): 79,2 ha ;Khoai Lang: 23ha; Rau các loại: 15 ha; Đậu các loại: 9 ha; Cây trồng khác (nén, gừng, nghệ): 21 ha.
Tổng đàn trâu 1.512 con, bò 624 con, heo 2500 con, gia cầm 83.000 con. Tổng giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 34.157.000.000 đồng, chiếm 34,92% tổng giá trị nông nghiệp.
Các dịch vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục được củng cố và duy trì. Cùng với Ban nông nghiệp lập quy hoạch vùng sản xuất lúa, lúa giống và các cây trồng, hướng dẫn sản xuất và phòng trừ sâu bệnh. Củng cố mạng lưới Thủy nông viên gắn với Tổ trưởng nhân dân, đảm bảo được công tác điều tiết nước cho sản xuất, nạo vét và tu bổ kênh mương kịp thời.
HTXDVNN số 01 tiếp tục duy trì hoạt động gia công mây, may mặc, phân dúi sâu có hiệu quả nhất định, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 60 lao động. Các Tổ hợp tác từng bước hình thành và phát triển. Chợ Tam Thành hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các dịch vụ như sản xuất giống lúa, vật tư nông nghiệp, làm đất, thu hoạch, điện, thủy nông đã góp phần đáng kể trong hoạt động phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Xây dựng Nông thôn mới:
Xã Tam Thành phát động xây dựng nông thôn mới năm 2011, năm 2014 được công nhận xã nông thôn mới. Tiếp tục triển khai kế hoạch nâng chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2017, trong đó tập trung nâng cao chất lượng và tính bền vững của các tiêu chí mềm, hiện nay cơ bản 10/10 thôn đã hoàn thành việc xây dựng tường rào, cổng ngõ, cổng tổ Đoàn kết, công trình phụ trợ, lắp đặt pa nô, khẩu hiệu tại nhà VH-KTT thôn. Đồng thời đang triển khai thực hiện các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu thôn Văn Hà theo Phương án được duyệt, tập trung vào các tiêu chí giao thông, điện, văn hóa; đến nay cơ bản đạt 5/10 tiêu chí. Ngoài ra hoàn thành việc khảo sát và xây dựng phương án KDCNTM tại thôn Đông Lộc để trình huyện thẩm định và triển khai thực hiện.
Văn hóa – Xã hội
Công tác XDĐSVH cơ sở tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả nhất định, đến nay có 7/10 thôn đạt thôn văn hoá, trong đó thôn Đông Lộc 8 năm liền đạt danh hiệu thôn văn hóa; 1845 hộ GHĐV đạt tỷ lệ 82,8%, 06 tộc được công nhận tộc văn hóa. Đã hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung Qui ước thôn văn hóa phù hợp với XD xã NTM.
Hoàn thành chương trình năm học 2016-2017, chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp 100%, tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS tốt nghiệp 100%. Tiêu chí trường chuẩn quốc gia, công tác phổ cập, xóa mù chữ tiếp tục duy trì. Trung tâm học tập cộng đồng được củng cố tổ chức và đi vào hoạt động có hiệu quả.
Sức khỏe nhân dân được thường xuyên quan tâm, công tác khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, công tác vệ sinh phòng dịch, an toàn thực phẩm đảm bảo, không có dịch bệnh xảy ra. Ba công trình vệ sinh xây mới 44/70 công trình đạt 67,14% chỉ tiêu, đến nay tỷ lệ hộ có công trình vệ sinh đạt 91,82%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 6,66%/6,69%, giảm 0,43 % so với năm 2016; thể thấp còi 12,95%/12,98%, giảm 0,64% so với năm 2016.
Công tác DSKHHGĐ luôn được duy trì, đã tổ chức truyền thông tư vấn sức khỏe phụ nữ đợt 1,2/ 2017, đến nay số biện pháp tránh thai thực hiện 320/388 biện pháp đạt 83,7% chỉ tiêu, tỷ lệ người sinh con 3+ 19,48%. (15ca). Duy trì 01 thôn không sinh con 3+ trở lên (Tú Hội 2).
Thường xuyên làm tốt công tác bảo trợ xã hội, chính sách người có công. Hiện nay toàn xã có trên 498 hộ gia đình hưởng trợ cấp BTXH với hơn 575 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tổng số tiền là: 254.590.000đ.
Hoàn thành điều tra, khảo sát hộ nghèo, cận nghèo năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo đến tháng 12/2017: 3,37 %, giảm 0,22% so với đầu năm, hộ cận nghèo 2,47%, giảm 0,59% so với đầu năm.
An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội
Triển khai thực hiên đầy đủ các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tình hình ANCT- TTATXH giữ vững, ổn định; tình hình phạm pháp hình sự và vi phạm pháp luật xảy ra: 11 vụ, 20 đối tượng; giảm 03 vụ, 05 đối tượng so với năm 2016. Tổ chức phát động Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở 10/10 thôn. Củng cố đội ngũ công an viên và các tổ tự quản về ANTT hoạt động có hiệu quả.
Làm tốt công tác trực cơ quan, tuần tra kiểm soát địa bàn, thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 2017; phối hợp trực cơ quan, tuần tra địa bàn đảm bảo quân số và thời gian. Xây dựng lực lượng dân quân năm 2017 đảm bảo chỉ tiêu. Hoàn thành công tác diễn tập phòng thủ đơn vị đạt loại khá.
Hiện nay, cán bộ và nhân dân xã Tam Thành đang sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 và đang phấn đấu nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thành công khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay5,527
  • Tháng hiện tại13,963
  • Tổng lượt truy cập2,322,589
VĂN BẢN MỚI

158/QĐ-UBND

Quyết định

Thời gian đăng: 31/07/2024

lượt xem: 102 | lượt tải:41

HD

Hướng dẫn

Thời gian đăng: 31/07/2024

lượt xem: 114 | lượt tải:43

Số: 1448/MTTQ - BTT ngày 24.06.2022

V/v báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

Thời gian đăng: 26/06/2022

lượt xem: 2742 | lượt tải:1213

Số: 58 /KH -MTTQ -BTT ngày 09.03.2022

Kế hoạch triển khai thực hiện cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" năm 2022

Thời gian đăng: 13/03/2022

lượt xem: 1088 | lượt tải:174

Số: 93/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng

NGHỊ ĐỊNH VỀ VẬN ĐỘNG, TIẾP NHẬN, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN ĐÓNG GÓP TỰ NGUYỆN HỖ TRỢ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH, SỰ CỐ; HỖ TRỢ BỆNH NHÂN MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO

Thời gian đăng: 09/03/2022

lượt xem: 817 | lượt tải:108

Số: 1071/MTTQ - BTT ngày 16.09.2021

Báo cáo thực trạng công tác giám sát, tham gia góp ý xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

Thời gian đăng: 20/09/2021

lượt xem: 1112 | lượt tải:143
qoffice
email
caicach
documentContent?dDocName=PORTAL073760
documentContent?dDocName=PORTAL335266
documentContent?dDocName=PORTAL335269
documentContent?dDocName=PORTAL073638
documentContent?dDocName=PORTAL073639
PHÓNG SỰ - VIDEO
222
1111111
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây